Bệnh rối loạn tiền đình: phân loại, nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả.
Đăng lúc: 03:31:24 21/12/2021 (GMT+7)
Tiền đình.
Tiền đình là bộ phận thuốc hệ thần kinh, nằm ở phí sau 2 bên ốc tai. Hệ tiền đình có vai trò giữ cân bằng cho cơ thể khi chuyển động. Tiền đình phối hợp các bộ phận của cử động cơ thể: mắt, tay, chân, thân…duy trì trạng thái ổn định của cơ thể ở tất cả các tư thế chuyển động. Phần ngoại vi của tiền đình nằm trong tai, thu thập các thông tin chuyển động là quán tính và gia tốc, liên tục cập nhật thông tin chuyển động, vị trí đầu và cơ thể để báo về trung tâm tích hợp, nằm ở tiểu não, thân não và vỏ não.Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là do rối loạn hay tắc nghẽn quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Nguyên nhân có thể do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, hoặc các thương tổn khác ở khu vực tai trong và não. Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác, bao gồm hai phần:- Thần kinh ốc tai: chức năng cảm giác thính giác.
- Thần kinh tiền đình: chức năng cảm giác thăng bằng.
Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình.
Hội chứng tiền đình được phân thành 2 loại chính.Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên.
Đây là loại phổ biến, chiếm 90-95% bệnh nhân. Nguyên nhân do tổn thương hệ tiền đình tai trong. Các biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.- Thể nhẹ, với biểu hiện có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi.
- Nặng hơn còn có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng hay thay đổi từ nằm sang ngồi được.
- Người bệnh bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng thì ngoài chóng mặt dữ dội, còn có các triệu chứng đi kèm như nôn ói nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung, rối loạn vận mạch khiến da tái xanh, giảm nhịp tim, vã mồ hôi, nghiêm trọng hơn là té ngã gây chấn thương do không kiểm soát được thăng bằng.
Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương.
- Đây là nhóm bệnh chiếm thiểu số, các triệu chứng không rầm rộ, nhưng thường nguy hiểm và khó chữa hơn nhóm bệnh tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương do các tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não, mà nguyên nhân có thể là do tai biến mạch máu não, bệnh lý viêm, u não…
- Biểu hiện, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.
Nguyên nhân bệnh tiền đình ngoại biên.
- Viêm dây thần kinh tiền đình do Zona virus, Thủy đậu…gây tổn thương, liệt dây thần kinh tiền đình. Biểu hiện chóng mặt đột ngột, kéo dài từ vài giờ đến vài tháng nhưng không gây rối loạn thính giác.
- Các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa: bệnh nhân tiểu đường, suy giáp trạng, tăng Ure huyết…
- Các nguyên nhân khác: hội chứng phù nề tai trong, viêm tai giữa cấp hay mạn tính, dị dạng tai, chấn thương tai, u dây thần kinh số 8, sỏi nhĩ, nhìn đôi, tác dụng phụ của thuốc…
Nguyên nhân tiền đình trung ương.
- Thường gặp do chứng đau nửa đầu (Migrain), nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, u não hay chứng xơ cứng rải rác…
Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiền đình.
- Tuổi tác: phần lớn những người trên 40 tuổi, có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn, do suy giảm chức năng của một số cơ quan. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.
- Mất máu quá nhiều, thiếu máu: những người bị mất máu do chấn thương, phụ nữ sau sinh, người… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.
- Căng thẳng.
- Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, ma túy.
Các dấu hiệu bệnh tiền đình.
Hội chứng tiền đình ngoại vi.
- Chóng mặt có hệ thống: Các vật quay xung quanh người bệnh nhân. Đặc biệt khi người bệnh thay đổi tư thế, đặc biệt là đứng lên ngồi xuống một cách đột ngột hoặc khi vừa ngủ dậy.
- Cơ thể mất thăng bằng, đầu óc quay cuồng, cơ thể loạng choạng, đứng không vững, choáng váng.
- Rối loạn thị giác: hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng, nhãn cầu rung giật.
- Rối loạn thính giác: Ù tai.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Mất ngủ, người mệt mỏi, thiếu tập trung.
- Hạ huyết áp.
Hội chứng tiền đình trung ương.
- Chóng mặt: thường không có cơn chóng mặt dữ dội mà có là cảm giác bồng bềnh như trên sóng.
- Giảm thính lực.
- Rung giật nhãn cầu nhiều hướng, có cả rung giật nhãn cầu dọc.
- Dáng đi như người say rượu, bệnh nhân thường không đi theo một đường thẳng, hay đi hình zic zắc.
- Mất phối hợp động tác: bệnh nhân không thể làm chính xác động tác ví dụ như: lật sấp bàn tay, ngón tay chỉ mũi...
- Đôi khi có thay đổi giọng nói.
Các phương pháp điều trị tiền đình hiệu quả.
Bệnh rối loạn tiền đình gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như khả năng làm việc của bệnh nhân. Bệnh cũng gây ra các biến chứng nguy hiểm cũng như đột quỵ. Do vậy, khi phát hiện hay nghi ngờ các dấu hiệu của bệnh, nên cần thăm khám và điều trị sớm.Điều trị.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh.
- Qua thăm khám, phát hiện ra các nguyên nhân gây bệnh cụ thể, điều trị nguyên nhân gây bệnh.
- Ví dụ: Viêm tai giữa thì điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm…
Điều trị triệu chứng.
- Điều trị các chứng chóng mặt, buồn nôn do bệnh gây nên.
Điều trị phục hồi các chức năng tiền đình.
- Tùy thuộc vào các nguyên nhân và các biểu hiện của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn điều trị phù hợp nhằm phục hồi chức năng tiền đình.
Phục hồi chức năng.
- Tập các bài tập phục hồi chức năng hệ tiền đình. Các bài tập giúp bệnh nhân phối hợp được các bộ phận của: đầu, cơ thể và thị giác trong một hành động chuyển động. Giúp não nhận biết và xử lý các tín hiệu từ tiên đình nhịp nhàng và thông suốt.
- Các Bác sĩ sẽ giúp bạn đối phó với các triệu chứng chóng mặt trong cuộc sống hàng ngày: lái xe, lên xuống cầu thang, sử dụng phòng tắm, đi giày đế thấp…
Duy trì thể dục, thể thao đều đặn.
- Vận động thể dục, thể thao, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp quá trình tuần hoàn máu não ổn định hơn, tăng cường sức khỏe. Đồng thời giảm bớt stress, căng thẳng cho bệnh nhân.
Thiết lập lại chế độ ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Thay đổi lối sống giúp bạn hạn chế rất nhiều các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt là từ bỏ thuốc lá, tránh sử dụng Nicotin.
Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai.
- Đây là một loạt các chuyển động chuyên biệt của đầu và ngực. Mục đích là để định vị lại các hạt trong ống tủy bán nguyệt vào một vị trí mà chúng không gây ra các triệu chứng.
- Khi thuốc và các liệu pháp khác không thể kiểm soát các triệu chứng, bác sĩ có thể chọn phương phápphẫu thuật. Quy trình này phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của rối loạn. Mục đích là ổn định và sửa chữa chức năng tai trong.
Tài liệu tham khảo.
https://en.wikipedia.org/wiki/Vestibular_system.https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder
Nguồn bài viết: Báo Sức Khỏe Và Đời Sống.
Các tin khác
- THƯ MỜI CHÀO GIÁ GÓI DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẤU THẦU
- THƯ MỜI CHÀO GIÁ GÓI MUA SẮM VẬT TƯ THÁNG 9 NĂM 2024
- THƯ MỜI BÁO GIÁ PHIM KHÔ LASER DÙNG CHO MÁY IN PHIM TRIMAX TẠI BVĐK NGA SƠN
- Bệnh sởi trở lại sau nhiều tháng vắng bóng, khẩn trương tiêm bù vaccine cho trẻ
- Ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Đồng Nai
- 7 loại thực phẩm giúp bạn trẻ trung, ngăn ngừa lão hoá
- Đề xuất cấm toàn diện các sản phẩm thuốc lá mới, tránh cho cả một thế hệ tương lai nghiện nicotine
- Bộ Y tế phổ biến, giải đáp nhiều vấn đề về đấu thầu, mua sắm của các cơ sở y tế
- [Góc giải đáp] Lùn có phải là bệnh hay không? Cách cải thiện chiều cao
- THƯ MỜI BÁO GIÁ GÓI MUA SẮM VẬT TƯ NĂM 2024
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:45 | 13:00 - 16:30
Mùa hè: 6:45 - 11:30 | 13:30 - 16:45
Trực cấp cứu: 24/24